Tiền đồn Nam tiến Dinh_Trấn_Biên_(Phú_Yên)

Đàng Trong thời chúa Sãi chia ra 7 dinh: Chính Dinh (Phú Xuân), Cựu Dinh (Ái Tử – Quảng Trị), Quảng Bình, Vũ Xá, Bố Chính, Quảng Nam và Trấn Biên (Phú Yên). Sau khi thành lập, dinh Trấn Biên trở thành một tiền đồn cho công cuộc Nam tiến khai phá vùng đất mới của người Việt.

Năm 1653, vua Chiêm là Po Nraop (sử Việt chép là Bà Tấm) đem quân xâm lấn Phú Yên, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần sai Cai cơ Hùng Lộc lãnh 3.000 quân vượt đèo Hổ Dương núi Thạch Bi đánh đuổi Bà Tấm[4]. Trước áp lực quân Đàng Trong, Bà Tấm xin hàng, chúa Nguyễn để từ sông Phan Rang trở vào cho vua Chiêm, còn từ sông Phan Rang trở ra lấy lập phủ Diên Ninh (sau đổi làm phủ Diên Khánh, nay thuộc Khánh Hòa); đồng thời đặt dinh Thái Khang, để Hùng Lộc làm Trấn thủ.

Mùa thu năm 1692, vua Chiêm là Po Saot (sử Việt chép là Bà Tranh) bỏ không tiến cống, họp quân cướp giết cư dân ở phủ Diên Ninh. Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu sai Cai cơ Nguyễn Hữu Cảnh đem quân đi đánh dẹp, chiếm luôn phần đất còn lại của Chiêm Thành. Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm Thành làm Thuận Phủ (sau đổi thành trấn Thuận Thành, nay thuộc Bình Thuận), cho con cháu Bà Tranh làm Khám lý để phủ dụ dân Chiêm Thành.